Xác Định Chân Dung Khách Hàng Chuẩn Cho 12 Ngành Hot
Cách xác định chân dung khách hàng và target khách hàng mục tiêu đúng cách và hiệu quả.
CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU 12 NGÀNH HOT
Khi chạy quảng cáo, có rất nhiều yếu tố tác động dẫn đến một chiến dịch thành công hoặc thất bại. Trong đó, yếu tố quan trọng là bạn phải xác định được rõ được chân dung khách hàng (Target Audience), khi hiểu khách hàng của mình rồi thì sẽ có cách sáng tạo content và target quảng cáo đúng hơn.
Chỉ cần một bước sai lầm, bạn sẽ giới thiệu nhầm món hàng cho người không hề có ý định muốn mua nó (bán lược cho sư thầy chẳng hạn). Đó cũng chính là lý do của nhiều người chạy quảng cáo: Tại sao cứ mãi đổ tiền vào chiến dịch mà không ra được đơn?
Nhưng dĩ nhiên, không ai có thể đảm bảo lúc nào cũng Target đúng khách hàng 100% vì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng như thời gian, xu hướng, tính cách, độ tuổi,…Nên đòi hỏi chúng ta phải Update liên tục hàng ngày, thậm chí hàng giờ, phân tích một cách nhanh nhạy để kịp thay đổi.
Dưới đây mình có tổng hợp được một số chân dung khách hàng cơ bản cho 12 ngành Hot hiện nay !! Rất mong nó hữu ích với các bạn!!
Tác giả: Chu Minh Hải
Link nguồn: https://www.facebook.com/groups/marketingforyoungsters/permalink/371713541025094/
Chân dung khách hàng (customer avatar) là gì?
Có khá nhiều định nghĩa khác nhau bạn có thể tham khảo:
“Chân dung khách hàng mục tiêu hay còn gọi là thị trường mục tiêu, là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp bạn nhắm đến. Họ phải có nhu cầu về sản phẩm mà bạn cung cấp và phải có khả năng chi trả cho sản phẩm ấy.”
“Chân dung khách hàng mục tiêu nói với bạn những khách hàng mục tiêu đang nghĩ gì và làm gì khi họ cân nhắc các lựa chọn để giải quyết vấn đề”
Tuy nhiên 2 định nghĩa trên theo mình nghĩ chưa nói lên được ý nghĩa trực tiếp của Chân dung khách hàng.
Một cái chỉ đề cập đến Chân dung khách hàng = thị trường mục tiêu, cái còn lại chỉ nói đến Chân dung khách hàng ở khía cạnh lợi ích của nó.
Chân dung khách hàng mục tiêu là gì?
Một định nghĩa mà mình cảm thấy phù hợp và diễn tả được cụm từ này là:
- Chân dung khách hàng là 1 hồ sơ chi tiết về khách hàng lý tưởng, không phải là hồ sơ hình thành từ các giả định hoặc tự phân người ta vào các nhóm.
- Chân dung khách hàng chỉ tập trung vào 1 người và phác họa mọi thứ về người đó. Nó đi sâu hơn một hồ sơ marketing bình thường, cung cấp cho marketer nhiều công cụ nhắm chọn hơn.
- Một điều lưu ý là bạn cần tạo ra Chân dung của khách hàng lý tưởng, không phải người mua bình thường (average buyer), là ai đó bạn thực sự muốn bán, trả nhiều tiền, trung thành, mua nhiều lần và luôn giới thiệu cho bạn khách hàng mới.
- Chân dung khách hàng được hoàn thành với sự hỗ trợ của nghiên cứu thị trường, gồm khảo sát, dữ liệu và phỏng vấn.
5 Thành phần của một Chân dung khách hàng
Một trong những cách xây dựng Chân dung khách hàng đơn giản và phổ biến nhất là mô hình 5 thành phần, bao gồm:
- Mục tiêu, Giá trị: Liên quan tới sản phẩm – dịch vụ của bạn; sử dụng các thông tin này trong việc tạo sản phẩm, copywriting, content marketing, email marketing
- Nguồn thông tin: Quan trọng để xác định KH mục tiêu ở đâu; tụ tập ở đâu (online lẫn offline), đọc những gì, chuyên gia họ follow, thông tin này giúp xác định nơi tốt nhát để quảng cáo đến customer ava; dùng cấu trúc “but no one else would”
- Nhân khẩu học: Mang customer avatar vào cuộc sống; bao gồm tuổi, giới, hôn nhân, thu nhập, công việc; hữu ích khi chọn phương án nhắm chọn trên nền tảng quảng cáo; hữu ích khi viết nội dung, email, sales copy.
- Thách thức và Nỗi đau: Giúp phát triển ý tưởng cho sản phẩm mới giải quyết vấn đề; giúp viết nội dung, quảng cáo nói về niềm đau, thu hút họ hành động
- Trở ngại và vai trò: Những lý do vì sao customer avatả không chọn mua sản phẩm từ bạn; các trở ngại phải được giải quyết; họ có phải người ra quyết định chính hay là người có ảnh hưởng tới quyết định
Xây dựng chân dung khách hàng bằng những câu hỏi
- Họ làm gì trước khi sử dụng?
- Nghĩ gì khi sử dụng?
- Họ cố đạt được gì với sp của bạn?
- Họ làm gì sau đó?
- Khi nào họ sử dụng trở lại?
Lợi ích của việc hiểu rõ chân dung khách hàng
Chân dung khách hàng là yếu tố then chốt để các hoạt động khác trong Marketing đạt được hiệu quả tối đa.
Đừng bỏ lỡ: Các khóa học Marketing online miễn phí
Kỹ năng làm Chân dung khách hàng cũng là kỹ năng nòng cốt, áp dụng cho mọi thành phần còn lại trong marketing.
- Chiến lược marketing: Chân dung khách hàng chính là yếu tố nền tảng trong chiến lược marketing, cho phép mọi người trong doanh nghiệp hiểu chính xác bạn đang cố thu hút ai. Các chiến dịch marketing khi hiểu rõ các chi tiết của thị trường mục tiêu sẽ cần ít thời gian và tiền hơn, mang lại ROI cao hơn.
- Quyết định marketing: Khi bạn có những thông tin giá trị về việc khách hàng nghĩ gì khi bỏ tiền sắm sản phẩm/dịch vụ từ bạn, bạn sẽ có khả năng đưa ra các quyết định về marketing, từ định vị và thông điệp cho tới xác định tiềm năng doanh thu dựa trên những kỳ vọng của người mua.
- Content marketing: Chân dung khách hàng giúp bạn quyết định cần tạo ra bài viết, video hay podcast nào để thu hút khách hàng tiềm năng và khách hàng
- Truy cập trả tiền (paid traffic): CA giúp khám phá nền tảng quảng cáo nên mua traffic và những phương án nhắm chọn nào có thể dùng
- Tạo sản phẩm: Tạo sản phẩm khách hàng cần. Đánh giá các mục tiêu, thách thức được rút ra trong bước phát triển chân dung khách hàng, chúng ta sẽ biết khách hàng muốn gì và cần gì từ công ty, dẫn bạn tới việc khám phá các cơ hội phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới.
- Copywriting: Giúp mô tả các lời đề nghị mua hàng nói lên được vấn đề của khách hàng, khiến họ muốn mua
- Email marketing: Giúp đạt tỷ lệ mở email cao hơn, chuyển đổi tốt hơn trên email, thậm chí được dùng để phân khúc các chiến dịch email marketing cho những chân dung khác
- Tối ưu chuyển đổi: Khi rõ ràng về đặc điểm của người sẽ mua sản phẩm dịch vụ, bạn rất dễ tìm được họ và giới thiệu họ với thông điệp khiến họ nhanh chóng chuyển đổi.
Một số hướng dẫn đề cập đến việc làm thêm Chân dung khách hàng tiêu cực, là mô tả những khách hàng bạn mãi mãi không muốn trở thành khách hàng của mình.
Mặc dù lập luận để việc phải thực hiện Chân dung khách hàng tiêu cực là hợp lý nhưng mình thấy không cần thực hiện phần này. Lý do theo mình là:
- Vì bạn chưa hẳn đã làm tốt việc mô tả Chân dung khách hàng mục tiêu, chưa kể bạn còn phải điều chỉnh lại kha khá những thông tin trong bản Chân dung hiện tại.
- Bạn thu hút được một lượng khách hàng tiềm năng, nhưng sau đó việc cần làm là phân khúc họ thành các các nhóm khác nhau để tiếp tục tác động và chuyển đổi thành khách hàng. Bao nhiêu đó thôi cũng là cả hàng tá việc cần làm, với những Doanh Nghiệp nhỏ, thực sự sẽ không có đủ thời gian và nguồn lực để đảm luôn cả việc này.
Nguồn tham khảo: https://smartconvert.co/chan-dung-khach-hang/